Bảo dưỡng định kỳ là thực hiện nhiều công việc theo yêu cầu của nhà sản xuất, áp dụng cho các loại xe sau một thời gian sử dụng hay tính theo quãng đường đi được nhất định. Mục đích của bảo dưỡng định kỳ là nhằm đảm bảo xe tải, phương tiện giao thông được vận hành trong trạng thái tốt nhất.

Lợi ích của việc bảo dưỡng xe tải định kỳ

Bảo dưỡng xe tải định kỳ mang đến nhiều lợi ích cho chủ xe:

  • Giảm thiểu sự cố hỏng hóc xảy ra, đảm bảo xe vận hành ổn định.
  • Tăng tuổi thọ cho các chi tiết máy và động cơ xe.
  • Ngăn chặn sớm những hư hỏng bất ngờ, hạn chế những phiền phức không đáng có trên đường đi.
  • Xe được bảo dưỡng, kiểm tra các lỗi hư hỏng sẽ giúp chủ xe an tâm hơn khi sử dụng, đảm bảo an toàn cho chủ xe và những người tham gia giao thông khác.
  • Giúp khách hàng tiết kiệm chi phí sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên sẽ giúp hạn chế hư hỏng nặng nề gây thiệt hại cho chủ xe.
bảo dưỡng xe tải
Bảo dưỡng định kỳ là thực hiện nhiều công việc theo yêu cầu của nhà sản xuất, áp dụng cho các loại xe sau một thời gian sử dụng

Ngoài ra, luật pháp cũng quy định bắt buộc xe phải kiểm định chất lượng hàng kỳ nhằm đảm bảo an toàn của phương tiện khi tham gia giao thông cũng như dễ dàng quản lý chất lượng phương tiện.

Chu kỳ bảo dưỡng xe tải định kỳ theo km

Bảo dưỡng xe tải lần đầu từ 3000km – 5000km

Mức bảo dưỡng định kỳ lần đầu dành cho xe tải khoảng từ 3.000km đến 5.000km từ lúc xe hoạt động lần đầu tiên. Khi bảo dưỡng xe lần đầu, chủ xe nên đưa xe tới trung tâm sửa chữa thay vì tự động bảo dưỡng bởi đây là tiền đề cho quá trình hoạt động của xe nên chủ xe không nên chủ quan.

Lưu ý: Trong lần bảo dưỡng đầu tiên, chủ xe nên thay dầu cho xe để tránh những vụn kim loại lẫn vào dầu gây tắc nghẽn.

Bảo dưỡng xe tải định kỳ sau mỗi 5000km – 10000km

Đối với mỗi lần bảo dưỡng định kỳ sau 5000km, công việc cần làm là thay dầu máy, vệ sinh lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa. Ngoài ta, bạn nên nhờ kỹ thuật viên kiểm tra dầu thắng, dầu hộp số, nước làm mát … bổ sung thêm nếu bị thiếu hụt.

Lọc dầu cho xe sau 10000km giúp loại bỏ cặn bẩn, động cơ được bôi trơn và hệ thống động cơ vận hành tốt hơn. Thay dầu, lọc dầu định kỳ là việc làm cần thiết để đảm bảo độ bền cho xe. Nên chọn loại dầu phù hợp với dòng xe để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.

bảo dưỡng xe tải
Đối với mỗi lần bảo dưỡng định kỳ sau 5000km, công việc cần làm là thay dầu máy, vệ sinh lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa

Lưu ý:

 

Đối với những phương tiện di chuyển nhiều, khoảng 20- 30km/ngày thì sẽ lọc dầu sau 10000km.

Đối với những xe chỉ di chuyển ít, dưới 20km thì nên thay ở mức thời gian sớm hơn, bởi xe hoạt động ít thì lượng dầu tồn động nhiều, dễ vón cục gây ảnh hưởng xấu đến động cơ hơn.

Bảo dưỡng xe tải định kỳ sau mỗi 30.000 km:

Sau 30.000km, cần thay lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa định kỳ. Theo thời gian, lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa sẽ dơ và bị nghẹt ảnh hưởng đến vận hành và sức khỏe. Thay lọc gió định kỳ để động cơ làm việc êm ái, tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ sức khỏe của chủ xe.

Bảo dưỡng xe tải định kỳ sau mỗi 40.000 km:

Sau mỗi 40.000km, bạn cần thay lọc nhiên liệu, thay dầu hộp số, dầu vi sai, dầu trợ lực, dung dịch làm mát, dầu phanh và dầu ly hợp. Điều này sẽ giúp các thiết bị được bôi trơn, hoạt động êm ái, đảm bảo hệ thống truyền động của xe làm việc tốt.

Bảo dưỡng xe tải định kỳ sau 100.000 km:

Sau mỗi 100.000km, bạn nên thay nước làm mát động cơ cho xe. Sau một thời vận hành, nước làm mát động cơ có thể bị biến chất, gây đóng cặn và ảnh hưởng đến hệ thống làm mát của xe.

Bạn cần đưa xe đến gara sửa chữa xe tải, bảo hành xe tải yêu cầu nhân viên súc két nước, thay thế toàn bộ hệ thống làm mát để đảm bảo hiệu quả hoạt động tốt, động cơ không bị nhiệt khi làm việc.

Ngoài ra, sau 100.000km, bạn cũng nên cân nhắc thay các bộ phận như Bugi, má phanh … để đảm bảo các bộ phận vận hành ổn định.

Tuy nhiên, mỗi nhà sản xuất sẽ có những yêu cầu bảo dưỡng cụ thể. Đừng quên tham khảo thêm thông tin trong sách hướng dẫn sử dụng đi kèm.

Những hạng mục cần thay thế, bảo dưỡng thường xuyên

Ngoài những hạng mục kiểm tra định kỳ, chủ xe cũng nên chú ý những bộ phận và hệ thống xe cần được kiểm tra thường xuyên, bao gồm:

  • Hệ thống lái: Kiểm tra tình trạng đánh lái nhẹ nhàng, ổn định khi lái xe. Đồng thời cũng nên kiểm tra độ mòn và áp suất lốp.
  • Hệ thống phanh: Kiểm tra hệ thống phanh: Bao gồm đĩa/má phanh, trống phanh, dầu phanh và guốc phanh để kiểm tra tình trạng đạp phanh ổn định, độ mòn má phanh, tiếng kêu khi phanh và ống dầu phanh.
  • Hệ thống điện: Kiểm tra Bugi, ắc quy mỗi tháng một lần, đảm bảo bình luôn sạch sẽ và đảm bảo mức dung lượng tiêu chuẩn.
  • Hệ thống treo: Kiểm tra tình trạng giảm chấn, lò xo, cao su được lắp ráp chắc chắn, không rơ lỏng.
  • Hệ thống truyền lực: Dầu hộp số thường, dầu hộp số vi sai, dầu hộp số tự động.
  • Hệ thống chiếu sáng và đèn: Bật công tắc điều khiển đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu xe để kiểm tra đèn có hoạt động bình thường hay không.
  • Hệ thống gạt mưa: Rửa kính, cần gạt mưa.
  • Hệ thống nước làm mát: Châm thêm nếu thiếu.

Sau một thời gian sử dụng, xe tải chắc chắn sẽ có những sự hao mòn nhất định. Để đảm bảo xe luôn hoạt động bền bỉ, ổn định, kéo dài tuổi thọ, bạn nên bảo dưỡng định kỳ để giữ chúng luôn trong tình trạng tốt nhất.